Hướng dẫn sửa chữa và cuốn lại quạt trần chi tiết nhất

Quạt trần được sử dụng rất nhiều trong gia đình, ngày nay quạt trần còn được thiết kế để trang trí cho căn phòng trở nên sang trọng hơn. Quạt trần điện cơ thống nhất, hay điện cơ 191 nếu sử dụng lâu ngày mà không được bảo dưỡng vệ sinh rất dễ gặp sự cố.

Bài viết này, Sửa chữa dân dụng xin hướng dẫn cách sửa chữa và cuốn lại quạt trần một cách chi tiết nhất; để các bạn mới vào nghề và Quý khách hàng có thể tham khảo. Hi vọng sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các bạn.

Nội dung chính:

Hướng dẫn sửa chữa và cuốn lại quạt trần chi tiết nhất

Thông tin cơ bản về quạt trần :

  • Quạt trần (Điện cơ Thống nhất hay điện cơ 191) là loại 16 cực, 32 rãnh, 32 tổ bối đơn; có 2 hàng rãnh. 16 rãnh phía trong để quấn cuộn khởi động, 16 rãnh bên ngoài để quấn cuộn làm việc.
  • Vì rãnh phia ngoài rộng hơn phía trong nên khi quấn lại phải quấn từng vòng một.
sua-chua-quat-tran
Quy trình khởi động của quạt trần
  • Cuộn khởi động (KĐ) gồm 16 tổ bối đơn, quấn bên trong, 338 vòng/1 bối, dây 0,21. Cuộn làm việc (LV) gồm 16 tổ bối đơn, quấn bên ngoài, 308 vòng/1 bối, dây 0,25.
  • Stato=1,6cm, D lõi=16cm, tụ 2,2 =>2,5mf.
  • Tại hộp nối: Dây màu trắng là mối dây chung (Ch), dây màu đỏ là cuối LV, dây màu vàng là cuối KĐ.

Các sự cố thường gặp và cách sửa chữa và cuốn lại quạt trần

Quạt trần rất ít khi bị cháy hoàn toàn; mà phần nhiều bị đứt 1 vài bối dây do bị chập điện hoặc bị sét đánh. Bị cháy chỉ xảy ra khi vòng bi bị kẹt (do khô dầu,do bị nước mưa dột vào…); lúc này quạt sẽ bị quay chậm lâu ngày dẫn đến dây quấn thường xuyên bị chạy ở nhiệt độ cao rồi bị lão hóa; lót cách điện bị giòn, trường hợp này phải thay bi (loại 203); và quấn lại hoàn toàn.
Còn đa phần khi bị chập điện hay sét đánh; Quạt trần chỉ bị đứt 1 bối dây hoặc 2 bối dây (LV) và (KD), mà thường chúng đứt ngay gần sát chỗ mối hàn dây ra hộp nối.

Với trường hợp này cách sửa như sau:

  • Tháo quạt ra, nhớ đánh dấu các đầu dây ra thuộc rãnh nào ?, màu gì ?, đâu là mối dây chung; cuộn bên trong là cuộn (KD); cuộn ngoài là cuộn (LV). Xử lý cuộn (KD) trước, cuộn (LV) bên ngoài nên xem sau vì nó phụ thuộc vào cuộn (KD)/ nhiều khi k bi hỏng vẫn phải cắt bỏ dể lấy chỗ quấn cuộn (KD).
  • Dựa vào cảm quan bằng mắt thường xem bối dây nào có màu khác thường; (Lưu ý xem các bối gần mối hàn trước, và xem cuộn (KD) trước); trường hợp không phát hiện điều gì khác thường, thì ta dùng kìm chuyên dụng hoặc kéo cắt cành khéo léo cắt bối gần mối hàn nhất; sau đó rút ra tìm được đầu dây, cạo sạch rồi đo xem có thông mạch với đầu còn lại không?
  • Cứ làm vậy cho tới khi tìm đươc bối bị đứt thì thôi.

Các bạn lưu ý khi cắt bối dây để tìm bối bị hỏng, lúc rút ra để tìm đầu dây bối tiếp theo phải chú ý đến chiều đi của bối dây để ta hàn nối và quấn cho đúng chiều.

  • Khi đã tìm được bối bị hỏng, ta dùng 1 đoạn gen số 1 có chiều dài 3cm luồn vào dây cần nối; xoắn 2 đoạn dây cần nối lại với nhau (vì dây nhỏ nên k cần đốt hay cạo); dùng mỏ hàn có dính it thiếc và nhựa thông vừa bấm vừa di 1 lúc trên chỗ nối tới khi nào thiếc bám vào kín chỗ xoắn dây là được.
  • Kéo gen vào chỗ vừa hàn,gập đôi gen lại; xoắn vài vòng phía dưới gen cho đỡ xê dịch gen rồi tiến hành quấn từng vòng vào rãnh; cần quấn tới khi tới điểm đánh dấu dây lên ban đầu thì thôi.

Để tránh bị xước dây khi quấn, trước khi quấn nên lót băng dính vào 2 mép của rãnh , quấn xong ta lại bỏ đi.

Khi đã quấn xong, kiểm tra xem các đầu dây lên có đúng với chỗ đánh dấu ban đầu k? Nếu sai chứng tỏ có bối dây đi nhầm (phải làm lại)

huong-dan-cuon-lai-quat-tran
Cần nhỏ dầu bôi trơn

Nếu vào dây đúng (bỏ qua các vòng dây bên trong,chỉ quan tâm tới vòng cuối cùng cúa bối dây này và vòng đầu tiên của bối dây kế tiếp), thì các chỗ sang dây có dạng hình Sin.

Các bạn chỉ cần nhớ sang dây trong quạt trần Điện cơ thống nhất (và rất nhiều quạt trần khác) có dạng hình Sin là sẽ không bị nhầm lẫn.

  • Việc tiếp theo là hàn nối, cột bó, sơn, sấy lắp vào và chạy thử là được
  • Việc thay thế 1 vài bối dây mới ta chỉ làm khi bằng cảm quan thấy các bối dây còn tốt, lót cách điện k bị giòn (lão hóa). Cứ thay 1 bối (K Đ) thì bắt buộc phải thay 2 bối (LV).
  • Bằng kinh nghiệm, thường quạt trần khi bị sét đánh hay chập điện thì phái quấn lại từ 1=>9 bối là nhiều. Thông thường là 3=>5 bối.
  • Nếu phái quấn lại toàn bộ thì hơi mệt đấy. (Thợ giỏi riêng quấn 32 cuộn mất 8h liên tục)
  • Bìa lót cúa Quạt trần Điện cơ thống nhất có kích thước 2,8.3,8cm.

Công thức tính chiều dài bìa lót trong quạt trần được tính như sau:

  • Với các loại Quạt bàn,quạt cây, quạt trần,chiều dài bìa lót= dài Stato+1,2cm.
  • Với ĐC dưới 1,5 kw Dài bìa lót = Dài Stato+1,4cm.
  • Với ĐC trên 1,5kw Dài bìa lót = Dài Stato+1,5cm.

Công thức trên chỉ áp dụng khi các bạn gập mép 2 đầu bìa lót lại.

Cách tự sửa quạt trần sự cố tự không quay

Các bước sửa quạt trần không quay như sau :

  1. Tháo quạt xuống,nhớ đánh dấu chỗ 2 dây nguồn vào.
    Dùng 1 tay giữ trục,tay kia quay nhẹ xem có bị kẹt bi k? Nếu quay nhẹ và êm thì phần cơ không hỏng.
  2. Kiểm tra xem tụ có hỏng không? Nếu tốt thì kiểm tra tiếp phần điện.
  3. Xác định các đầu dây từ quạt ra. Dây nối với 1 má tụ là cuối KD 2 dây chụm lại đấu với 1 dây nguồn là mối dây chung.
  4. Dây đấu với 1 má tụ còn lại và 1 dây nguồn là cuối LV. Để Đồng hồ ở nấc ôm; đặt 1 kim đo vào mối dây chung, đo lần lượt với cuối KD và cuối LV. Nếu không thông mạch ở cuộn nào thi chứng tỏ cuộn ấy bị đứt. Nếu cả 2 cuộn đều k thông mạch, quạt trần bị đứt cả 2 cuộn.

Dựa vào các bước kiểm tra trên ta có hướng xử lý cụ thể, tự khắc phục hoặc gọi dịch vụ sửa quạt điện dân dụng

Tham khảo thêm : Hướng dẫn sửa điện chập trong gia đình 

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận

Gọi ngay !
Địa chỉ