Sửa bình nóng lạnh không làm nóng

Bình nóng lạnh của gia đình bạn đã lâu không sử dụng, khi bạn bật bình, chờ đợi mãi mà không thấy có nước nóng ? Tham khảo bài viết dưới đây để biết bình nóng lạnh của bạn gặp phải sự cố gì nhé !

Hãy tưởng tượng bình nóng lạnh của bạn giống như một chiếc ấm đun nước khổng lồ với dung tích lớn. Hoạt động của chiếc bình nóng lạnh cũng giống như vậy, được làm nóng bởi một thanh đốt với công suất thường là 2500 W,  (nhiều bình dung tích lớn như 50l hoặc 80-150l sẽ có 2 thanh đốt).

Tham khảo : Sửa chữa bình nóng lạnh tại nhà

Nội dung chính:

Bốn nguyên nhân chính và cách sửa bình nóng lạnh không làm nóng

1. Thanh đốt bị hỏng :

Khi bình nóng lạnh không làm nóng, điều đầu tiên bạn nghĩ đến đó là thanh đốt bị hỏng, thanh đốt có tác dụng chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng, giúp tăng nhiệt độ của nước xung quanh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các hãng bình nóng lạnh khác nhau, nhưng thường là sử dụng thanh đốt bằng đồng giúp trao đổi nhiệt tốt hơn => tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Nhiều hãng còn bảo hành thanh đốt vĩnh viễn, các bạn có thể tham khảo các model  như : QQ EVO AE, VERDI AE (bình nóng lạnh Ferroli), dòng N30EU, N20EU, N15EU (bình nóng lạnh Picenza),…. Bạn nên bảo dưỡng bình nóng lạnh theo định kỳ để tránh các sự cố liên quan đến thanh đốt nhé !

Cách nhận biết thanh đốt bị hỏng :

Hầu hết bình nóng lạnh đều có đèn báo On – Off (màu đỏ hoặc xanh) thể hiện bình nóng lạnh đã được cấp điện. Đến 95% hiện tượng đèn báo sáng nhưng lại không có nước nóng nguyên nhân chính là do hỏng thanh đốt các bạn nhé.

Cách kiểm tra thanh đốt bị hỏng :

Bạn có thể làm nếu đầy đủ đồ kỹ thuật. Hãy tháo sợi đốt ra và kiểm tra bằng Đồng hồ Ampe kế, B1: dùng thang đo Ôm x1, x10, hoặc x100. B2: đưa 2 đầu kim đo của Ampe kế vào 2 tiếp điểm cấp điện của thanh đốt. nếu kim đồng hồ Ampe kế kim chỉ ở vạch 0 (không di chuyển) => Thanh đốt đã hỏng

2. Rơ le nhiệt bị hỏng :

Rơ le nhiệt là thiết bị đóng ngắt bảo vệ bình nóng lạnh khi đạt nhiệt độ cài đặt. Một cảm biến nhiệt gắn với Rơ le để xác định nhiệt độ trong bình. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt này bằng phím vặn (khuyến cáo nên đặt ở mức trung bình để bình nóng lạnh hoạt động tốt nhất).

Cách nhận biết sự cố liên quan đến Rơ le nhiệt rất đơn giản, khi Rơ le hoạt động lúc nào cũng có đèn báo sử dụng, nếu bạn ko thấy đèn sáng  ở mặt trước bình nóng lạnh và không thấy nước nóng) rất có thể bình nóng lạnh của bạn đã bị hỏng Rơ le, (hoặc do một nguyên nhân nữa là thiết bị bảo vệ ELCB – dây chống giật).

Cách kiểm tra: bạn tháo rơ le và sử dụng đồng hồ Ampe kế đo điện trở ở các chân ra và vào của Rơ le để biết Rơ le đó hỏng hay không hỏng.

3. Thiết bị bảo vệ chống rò rỉ điện (ELCB) – dây chống giật

thiet-bi-elcb-chong-giat-binh-nong-lanh

Thiết bị bảo vệ chống rò rỉ điện (ELCB) hay còn được gọi là dây chống giật : được nối trước bình nóng lạnh, có tác dụng ngắt nguồn điện cấp cho bình nóng lạnh khi có sự cố rò rỉ điện năng, hoạt động của dây chống giật dựa trên nguyên lý : so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa, nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA hoặc 30mA (tùy loại ) thì nó sẽ ngắt điện cấp vào => bảo vệ người sử dụng

Cách nhận biết dây chống giật bị hỏng : trên thiết bị thường có 1 đèn báo, nếu đèn tắt => thiết bị  dây chống giật bị hỏng ( hoặc kiểm tra Atomat có cấp điện ra dây chống giật không)

4. Atomat bị hỏng :

Đây là nguyên nhân dễ kiểm tra nhất và bạn có thể tự sửa chữa hay thay thế ở nhà. Atomat của mình nóng lạnh thường là loại 16A đến 20A, 2 pha hoặc 1 pha. Bạn chỉ cần 1 chiếc bút thử điện : đo đầu ra và đầu vào của Atomat (đóng – ngắt Atomat để biết Atomat còn hoạt động hay không)

Trên đây là bốn nguyên nhân chính khiến bình nóng lạnh của bạn không làm nóng được.  Nếu bình nóng lạnh của bạn có sự cố hãy gọi cho suachuadandung.com để được tư vấn miễn phí : LH : 0914 40.8668 – 024 63 285 000. Phục vụ 24/7.

Viết một bình luận

Gọi ngay !
Địa chỉ