Sử dụng bình nóng lạnh phải tắt nguồn

Sử dụng bình nóng lạnh phải tắt nguồn? Thật vậy. Hiện nay, bình nóng lạnh ngày càng được người dân chọn lựa sử dụng, bởi những ưu điểm do thiết bị này mang lại. Tuy nhiên, nếu không tắt nguồn trước khi sử dụng, bình nóng lạnh có thể sẽ trở thành “kẻ giết người”. PGS.TS Nguyễn Đức Lợi – Giảng viên ĐH Bách Khoa Hà Nội, Giám đốc TT Công nghệ lạnh và điều hoà không khí Việt Nam cảnh báo.

Nội dung chính:

Tử vong do điện giật từ bình nóng lạnh

Thời gian gần đây, báo chí phản ánh nhiều cái chết thương tâm do bị điện giật khi nạn nhân sử dụng bình nóng lạnh. Trong đó, gần đây nhất là vụ một người nước ngoài bị tử vong khi sang Việt Nam cưới vợ. Sử dụng bình nóng lạnh phải tắt nguồn để không gây ra những thương tâm đáng tiếc.

Anh Irutech, 41 tuổi, làm công nhân ở Pháp, nhập cảnh Việt Nam ngày 26/7/2008 để cưới vợ người Việt Nam là chị Nguyễn Thị Hồng Lam, chủ cơ sở mỹ viện tại TP Hồ Chí Minh. Ngày 5/8, cả hai ra Hà Nội và đến nghỉ tại khách sạn Sao Mai từ ngày 9/8. Khoảng 19h30 ngày 11/8/2008, trong khi chị Lam vào gội đầu trong nhà tắm, Irutech vào theo cầm vòi nước cho vợ thì bị điện giật và chết ngay tại chỗ.

Tắt nguồn bình nóng lạnh là bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm

Trước đó, chị Huỳnh Thiên Nga (31 tuổi), nhân viên Công ty A Nam (TP Hồ Chí Minh) cũng bị thiệt mạng trong khi đang tắm bằng nước từ bình nước nóng dùng điện tại khách sạn Đăng Nguyên (đường Bùi Thị Xuân, Đà Lạt).

Theo lời của những người cùng ở trong phòng chị Nga, trước giờ đi tham quan, chị Nga đã tranh thủ đi tắm. Chờ lâu không thấy chị Nga ra, gọi cũng không thấy chị trả lời, hai người bạn mở cửa nhà tắm thì thấy chị Nga đang nằm bất động trên nền nhà ngập nước, sợi dây truyền đeo trên cổ bị cháy sém… Ngay lập tức chị Nga được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng nhưng các bác sỹ cho biết chị Nga đã tử vong trước khi đến bệnh viện.

Sử dụng bình nóng lạnh phải tắt nguồn

Về nguyên lý, bình nóng lạnh có cấu tạo giống như ấm đun nước bằng điện, chỉ khác là có dung tích lớn với công suất thanh đun lớn hơn. Tuy nhiên, bình có trang bị thêm nhiều thiết bị, để có thể vận hành và bảo vệ tự động theo chế độ cài đặt của người sử dụng.

Bình nóng lạnh có bộ phận chứa nước thường được làm bằng nhôm dày, chịu được áp suất và áp lực cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra, được cách nhiệt xung quanh bằng bọt xốp Frolyurethane, còn bộ phận thanh điện trở có công suất 1,2 – 4 kw tuỳ theo dung tích và kiểu bình.

Bộ phận ống dẫn nước lạnh vào và ống dẫn nước lạnh ra cao khoảng 0,8 thân bình, nhằm đảm bảo bình luôn đầy nước và thanh đun luôn ngập dưới nước, thanh cation còn gọi là thanh lọc nước hoặc thanh làm mềm nước để tránh cặn nước bám và tích tụ bên trong bình.

Bộ phận van một chiều và van an toàn thường được chế tạo thành một khối, để tránh nước trong bình tăng do nhiệt độ nước trong bình tăng. Van an toàn dùng để xả hơi và nước trong bình trường hợp rơle nhiệt độ bị hỏng, thanh đun nước gây áp lực quá lớn trong bình, tránh cho bình khỏi bị nổ.

Sử dụng bình nóng lạnh phải tắt nguồn

Bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu sử dụng, thường từ nhiệt độ môi trường đến khoảng 85 độ C. Cũng giống như rơle nhiệt độ ở bàn là, nồi cơm điện hay tủ lạnh, rơle nhiệt độ ở bình nóng lạnh cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cấp cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp.

Vì bình nóng lạnh là loại dùng điện đun nước trực tiếp bằng thanh điện trở, nên rất dễ xảy ra sự cố điện giật chết người bởi người tiêu dùng thường tiếp xúc trực tiếp với nước khi tắm, rửa chân tay, bát đĩa.

Cũng giống như bất kỳ các loại thiết bị sử dụng lâu ngày bị hỏng hóc, thanh điện trở dùng lâu ngày cũng có thể xảy ra hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước.

Một nguyên nhân nữa có thể xảy ra là khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra nước khiến người tiêu dùng có thể bị giật khi sử dụng.

Ngoài việc lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, người tiêu dùng nên lưu ý thêm về mặt dây điện nguồn phải đạt từ 2,5 đến 6mm2 đáp ứng đúng công suất yêu cầu của thanh đun, aptomat đi kèm đủ công suất yêu cầu.

Đặc biệt bình phải được nối dây tiếp đất để bảo vệ an toàn cho người sử dụng, nhất là loại bình nóng nhanh. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa khiến bình nóng lạnh rò điện là khả năng rò điện ra vỏ của rơle nhiệt độ. Vì vậy, để an toàn nhất thiết phải dùng dây nối đất cho bình. Trước khi sử dụng, nên bật bình nước đun nóng và ngắt aptomat trước khi tắm hoặc sử dụng nước nóng.

Xem thêm: Xu hướng sử dụng điều hoà tại các chung cư

Xem thêm: Sửa máy giặt không vắt, không giặt

Xem thêm: Sửa chữa bình nóng lạnh tại nhà

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐIỆN LẠNH VIETFIX

Hotline: 0988.354.973

Trụ sở chính: Số nhà 4, ngách 29/1, ngõ 342 Hồ Tùng Mậu, Tổ 12, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Tp Hà Nội

Email: vietfix.com@gmail.com

CÙNG CÁC CƠ SỞ KHÁC

Cơ sở 1: Nguyễn Trãi

Địa chỉ: Số 10 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0979.226.793

Cơ sở 2: Hoàng Mai

Địa chỉ: 83 Đại La, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0988.354.973

Cơ sở 3: Cầu Giấy

Địa chỉ: 178 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0914.408.668

Viết một bình luận

Gọi ngay !
Địa chỉ